THỊ TRƯỜNG PHỤC HỒI, DOANH NGHIỆP TĂNG TỐC SẢN XUẤT

Trong tháng 5, sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới được ghi nhận tăng mạnh, từ đó thúc đẩy gia tăng việc làm và hoạt động mua giao thương hàng hoá. Đồng thời, do số lượng hàng hóa tăng nên nhu cầu vận chuyển cũng tăng theo.

Ngân hàng Thế giới (WB) đã công bố báo cáo cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô VN tháng 2-2022 vào ngày 17-2, trong đó WB nhận định sản xuất công nghiệp VN tiếp tục tăng trưởng

Cụ thể, tốc độ sản xuất và vận chuyển các sản phẩm kim loại, may mặc và giày da đạt tốc độ tăng trưởng trên 10% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, WB cho hay chỉ số PMI (quản lý thu mua) ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng rõ rệt từ 52,5% trong tháng 12-2021 lên 53,7%, là mức cao nhất kể từ tháng 5-2021, cho thấy điều kiện kinh doanh đã được cải thiện đáng kể.

Trong tháng 5/2022, chỉ số PMI của Việt Nam tăng lên 54,7 điểm so với mức 51,7 điểm của tháng trước. Điều này cho thấy sức khỏe nền kinh tế lĩnh vực tư nhân như sản xuất, dịch vụ, vận tải.v.v.. được cải thiện theo tháng rất đáng kể vào giữa quý II.

Các nhà sản xuất tại Việt Nam đang ngày càng quay lại trạng thái bình thường sau khi tình trạng gián đoạn vì Covid-19 dần biến mất. Theo ông Andrew Harker, Giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, đánh giá như sau: “Tháng 5 chứng kiến mức tăng mạnh của sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới, từ đó làm tăng việc làm và hoạt động mua hàng. Ngoài ra, niềm tin rằng các công ty sẽ không tiếp tục phải đương đầu với những khó khăn do Covid-19 cũng ngày càng tăng”

Tuy nhiên, ông cho biết các biện pháp phong toả tại Trung Quốc cũng đang ảnh hưởng đến ngành sản xuất, phương thức vận chuyển bao gồm hạn chế nhu cầu hàng xuất khẩu, vận chuyển hàng hóa và kéo dài thời gian giao hàng. Do vậy, các doanh nghiệp bày tỏ hy vọng hoạt động tại Trung Quốc sớm bình thường lại để thúc đẩy phục hồi sản xuất tại Việt Nam, theo đại diện S&P Global.

Cụ thể hơn, theo khảo sát của đơn vị này, các điều kiện kinh doanh tại Việt Nam đã cải thiện ở mức tốt nhất trong hơn một năm. Sản lượng ngành sản xuất tháng 5 tiếp tục phục hồi khi tăng tháng thứ hai liên tiếp. Tốc độ tăng trưởng được ghi nhận mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2021.

Hơn thế nữa, hoạt động mua hàng cũng tăng để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng, và tốc độ cũng tăng nhanh hơn. Điều đó góp phần thúc đẩy cho nền sản xuất các loại mặt hàng hóa có đà tăng tưởng và tiếp tục liên kết chặt chẽ trong những tháng tiếp theo.

Đối với vấn đề lạm phát, WB nhận định lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1-2022 tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với tỉ lệ được ghi nhận cuối năm 2021. Nhưng tới năm 2022, theo S&P Global, tốc độ lạm phát vẫn tăng mặc dù có một số dấu hiệu chậm lại trong tháng 5. Cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng với tốc độ chậm nhất trong 3 tháng, nhưng trong cả hai trường hợp lạm phát vẫn nằm trên xu hướng chung của lịch sử chỉ số.

Các doanh nghiệp được khảo sát nói thêm rằng, chi phí dầu, xăng, khí đốt và vận chuyển tăng cũng tạo thêm áp lực cho lạm phát. Để bù đắp, các công ty đã cố gắng cân bằng bằng mọi cách để giữ chân khách hàng với giá cước cực hợp lí vì nhu cầu vận chuyển hàng hóa ra vào cũng tăng theo khối lượng đặt hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Facebook Chat

Zalo Chat